
Lãnh tụ: đào luyện hay thiên phú?
Lãnh tụ trong những thời điểm khó khăn nhất
Lãnh đạo là khả năng bẩm sinh hay do đào luyện? Tham vọng đến từ đâu? Thời thế làm nên lãnh đạo hay lãnh đạo định hướng thời cuộc? Trong bài này chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của Abraham Lincoln, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt và Lyndon Johnson để trả lời một số câu hỏi cực kỳ quan trọng về lãnh đạo.
Tham vọng và sự công nhận của lãnh đạo
Abraham: Lincoln chỉ mới hai mươi ba tuổi khi chạy đua vào một vị trí trong cơ quan lập pháp bang Illinois. Ông lớn lên trong nghèo khó. Mẹ ông qua đời khi ông chín tuổi, và cha ông nhanh chóng tái hôn. Lincoln là một người luôn ham học và có khả năng tuyệt vời ghi nhớ những điều ông đã học. Ông học cách trở thành một người kể chuyện tuyệt vời từ cha mình và dành nhiều thời gian để mua vui cho bạn bè của mình bằng những câu chuyện mà ông nghe từ các nhà thuyết giáo hoặc tòa án địa phương. Năm hai mươi mốt tuổi, ông rời khỏi nhà của cha mình và chuyển đến New Salem nơi ông làm việc tại một cửa hàng bách hóa. Ông thua cuộc bầu cử đầu tiên nhưng vẫn tự tin. Hai năm sau, ông lại ứng cử và lần này chiến thắng. Lincoln đã vươn lên từ không có gì để trở thành một nhà lãnh đạo đáng kính trong cơ quan lập pháp tiểu bang, một nhân vật trung tâm trong cuộc đấu tranh cải thiện nội bộ, một thế lực đằng sau việc xây dựng một thủ đô mới , và một luật sư hành nghề.

Theodore: Roosevelt cũng hai mươi ba tuổi khi lần đầu tiên bước chân vào thế giới chính trị. Roosevelt khi còn bé vốn một đứa trẻ không khỏe mạnh, mỏng manh, thường xuyên phải chiến đấu với các cơn hen phế quản. Vì sức khỏe thể chất suy yếu, ông đã tập trung toàn bộ nỗ lực vào sự phát triển trí tuệ và tinh thần. Khi còn nhỏ, Roosevelt đã phát triển niềm đam mê với thiên nhiên và muốn trở thành một nhà thuyết minh học, một chuyên gia về chim. Ông bắt đầu rèn luyện cơ thể và bồi đắp sức khỏe. Roosevelt đến Harvard để học đại học, nơi ông mở rộng những quan tâm và mài giũa kỹ năng xã hội của mình. Khi Theodore học đại học, cha ông đã qua đời, và điều này ảnh hưởng lớn đến Roosevelt thời trẻ. Mặc dù ông lớn lên với đặc quyền, ông có một động lực kinh khủng. Ông sớm từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu tự nhiên và quyết định tham gia vào chính trị như một cách để đấu tranh cho lợi ích chung. Khi bắt đầu, rõ ràng ông đã tìm thấy lý tưởng của mình.

Franklin: Franklin Roosevelt tham gia chính trị muộn hơn một chút trong cuộc đời ông, lúc hai mươi tám tuổi. Franklin có một tuổi thơ khá ổn định và tính cách của ông thăng hoa vì điều đó. Franklin ấm áp, quyến rũ và tươi sáng. Là con một, ông tin rằng mình là trung tâm của thế giới, nhưng trong những năm sau đó, ông đã học cách thích nghi với hoàn cảnh thay đổi khi đến trường nội trú lúc mười bốn tuổi. Trong học kỳ đầu tiên tại Harvard, cha ông bị một cơn đau tim nghiêm trọng và Franklin trở thành người đàn ông của gia đình. Ở trường đại học, ông làm việc chăm chỉ cho tờ báo của trường và phát triển nhiều kỹ năng lãnh đạo. Franklin trở thành một luật sư với mục tiêu cuối cùng là trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Do tham vọng với tầm nhìn dài hạn và nguồn năng lượng có mục đích, ông đã hiện thực hóa được mục tiêu đó.

Lyndon: Từ khi Lyndon còn là một cậu bé, ông đã luôn chia sẻ cùng một tham vọng chính trị với cha mình. Lớn lên, nhà ông thường trong tình trạng căng thẳng, vì bố mẹ ông có cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Vì vậy, ông đã dành rất nhiều thời gian tại nhà của ông nội để nghe những câu chuyện về những chàng cao bồi và phát triển kỹ năng kể chuyện của riêng mình. Ông đã đi học đại học tại Đại học Sư phạm Tây Nam Texas và bắt đầu làm việc cho chủ tịch của trường đại học, Cecil Evans. Trong một năm nghỉ học đại học, ông trở thành hiệu trưởng của một trường tiểu học và tận dụng được mọi tinh chất lãnh đạo mà ông đã có. Ông thường là người đến đầu tiên vào buổi sáng và là người cuối cùng rời nhiệm sở sau những người khác. Ông thích làm việc để hướng tới một điều lớn lao hơn nhiều so với bản thân mình. Lyndon tin rằng kể chuyện là chìa khóa để có thể tranh luận thành công và phát biểu trước công chúng. Lyndon là người đầy quyết tâm, nhiệt tình và đam mê. Năm 1935, Tổng thống Franklin Roosevelt bổ nhiệm Lyndon làm giám đốc Cơ quan Thanh niên Quốc gia Texas. Hai năm sau, ông chạy đua vào Hạ viện và giành chiến thắng. Ông là người được sự bảo hộ của Tổng thống Roosevelt, và khi thời gian trôi qua, sự quan tâm và ủng hộ của Tổng thống đối với người nghị sĩ trẻ ngày càng tăng lên.
Nghịch cảnh và quá trình phát triển

Abraham: Các nghiên cứu về sự phát triển của các nhà lãnh đạo cho thấy tính kiên cường, khả năng duy trì tham vọng ngay cả khi đối mặt với sự thất vọng, là hạt nhân cho sự phát triển của nhà lãnh đạo tiềm năng. Năm 1840, Abraham Lincoln rơi vào trầm cảm nặng đến mức bạn bè sợ rằng ông có thể tự sát. Bang Prairie đang trong năm thứ ba suy thoái và Lincoln phải gánh vác trách nhiệm. Ông từ chức trong cơ quan lập pháp và hủy bỏ hôn ước với vợ sắp cưới Mary. Trong mười năm tiếp theo, ông tái cấu trúc cả cuộc sống riêng tư lẫn đời sống chính trị. Khi cuối cùng ông đã sẵn sàng, ông tiếp tục cầu hôn Mary và quay trở lại con đường chính trị. Năm 1848, Lincoln tham gia cuộc đua vào chức tổng thống và trở nên nổi tiếng liên quan đến vấn đề nô lệ. Ông thua cuộc bầu cử và trở lại Quốc hội, cuối cùng rút khỏi cuộc sống công cộng và tập trung hơn vào luật pháp. Khi Đạo luật Kansas-Nebraska được thông qua, ông đã tham gia vào các cuộc tranh luận, kêu gọi bãi bỏ luật mới. Cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ đã đưa ông trở lại đường đua chính trị và vào năm 1861, cuối cùng ông đã được bầu làm tổng thống.

Theodore: Khi Theodore hai mươi sáu tuổi, mẹ và vợ ông qua đời cùng ngày. Theodore suy sụp, nhưng ông đã trở lại làm việc chỉ hai ngày sau đám tang kép của hai người thân, sử dụng công việc như một cách để giảm bớt sự thống khổ của mình. Tuy nhiên, nỗi đau buồn vẫn bắt kịp ông và sau đó ông lui về một trang trại gia súc ở Dakota để tự chữa lành, phát triển và tập viết lách. Hai năm sau, ông đã trở nên mạnh mẽ hơn và hồi sinh. Ngay sau khi trở về nhà, ông tham gia tranh cử nhưng thua trong cuộc đua vào chức thị trưởng New York. Sau đó, ông làm việc như một thành viên của Ủy ban Dịch vụ Dân sự trong sáu năm tiếp theo. Năm 1894, ông bắt đầu làm ủy viên cảnh sát, thường xuyên bí mật đi tuần tra. Roosevelt trở thành một biểu tượng và thành người lãnh đạo trong cuộc chiến chống tham nhũng. Sau đó, ông gia nhập Hải quân, rồi Quân đội và ngày càng nổi tiếng. Năm 1898, ông tham gia tranh cử thống đốc và giành chiến thắng. Ông sống theo câu tục ngữ châu Phi, “nói năng nhẹ nhàng và luôn mang theo một cây gậy lớn”. Cuối cùng, ông chuyển lên làm Phó Tổng thống, và khi McKinley bị ám sát năm 1901, ông trở thành chủ nhân trẻ tuổi nhất của Nhà Trắng trong lịch sử nước này.

Franklin: Năm 1921, một loại virus tấn công dây thần kinh của Franklin Roosevelt và ông phải nằm liệt giường trong sáu tuần. Các bác sĩ đồng tình rằng ông sẽ không tự đi lại hoặc tự đứng lên được nữa. Tuy nhiên, sự lạc quan không gì thay đổi được của ông đã cấp thêm sức mạnh đưa ông qua trải nghiệm đau thương này. Ông đã dành hai năm tiếp theo hồi phục một cách chậm rãi và tăng cường các cơ bắp trên cơ thể dù đau đớn. Sự kiên nhẫn và kiên trì mà ông trau dồi sau đó đã giúp ông đối phó với những vấn đề đang tiếp diễn trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Ông sẽ không thể phục hồi sức mạnh thể chất và tinh thần nếu không có Eleanor Roosevelt, Louis Howe và Missy LeHand. Năm 1928, Al Smith gây sức ép để Roosevelt tranh cử chức thống đốc New York. Roosevelt giành chiến thắng trong cuộc đua nhưng Smith đã thua trong cuộc đua vào Nhà Trắng trước Herbert Hoover. Ông đã làm việc chăm chỉ khi cuộc khủng hoảng xảy ra và chương trình cứu trợ toàn diện của New York đã trở thành mô hình cho các bang khác, đưa Thống đốc Roosevelt thành người phát ngôn hàng đầu cho phe tiến bộ của Đảng Dân chủ. Năm 1932, ông đối đầu với Hoover trong cuộc bầu cử tổng thống và cuối cùng giành chiến thắng.

Lyndon: Năm 1941, Lyndon Johnson đã thất bại trong việc đảm bảo một ghế Thượng viện và nó đã thay đổi bản chất của tham vọng của ông và đẩy ông vào tình trạng trầm cảm. Ông trở về chỗ của mình ở Hạ Viện, thất vọng và xấu hổ, nhưng khi có một ghế trống ở Thượng viện vào năm 1948, ông quyết tâm thử lại một lần cuối. Sau một cuộc tranh đấu đầy căng thẳng, Lyndon đã giành được ghế chỉ bằng tám mươi bảy phiếu. Ngay sau đó, ông bị đau tim và các bác sĩ khăng khăng rằng ông không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong một vài tháng. Nghĩ rằng sự nghiệp đã kết thúc, ông rơi vào trầm cảm. Nhưng ông đã nhận được hơn bốn ngàn lá thư quan tâm, chia sẻ và tình cảm yêu thương trong bệnh viện, và những lá thư đã khuyến khích ông đứng lại trên đôi chân của mình. Khi trở về Thượng viện năm 1957, ông đã thông qua dự luật dân quyền mở rộng thẩm quyền liên bang để bảo vệ công dân da đen trong một loạt các quyền dân sự, bao gồm cả quyền biểu quyết. Vài năm sau, khi John F. Kennedy quyết định ra tranh cử tổng thống, ông đã chọn Lyndon Johnson làm phó tổng thống. Khi Kennedy bị ám sát, Lyndon bước lên vị trí của mình.
Nhà lãnh đạo và Thời cuộc: Họ đã lãnh đạo như thế nào
Abraham: Khi Lincoln trở thành tổng thống, bảy quốc gia miền nam đã thông qua các nghị quyết ly khai khỏi Liên minh và thành lập một chính phủ với tư cách là Liên bang Hoa Kỳ. Để đáp lại, ông đã tạo ra một nội các với những người đồng sự độc lập, mạnh mẽ. Năm 1862, ông đã tổ chức một phiên họp đặc biệt trong nội các của mình để tiết lộ bản thảo sơ bộ của ông về Tuyên ngôn Độc lập. Lincoln nhận thấy khi nào các chính sách thất bại cần phải có sự thay đổi trong định hướng và cạn kiệt mọi khả năng thỏa hiệp trước khi áp đặt quyền hành pháp đơn phương. Cuối cùng, toàn bộ nội các của ông đoàn kết hỗ trợ phía sau tổng thống, và nhiều khả năng có được điều đó là nhờ sự đồng cảm, khiêm tốn, kiên định, tự giác ngộ, tự kỷ luật và suy nghĩ cởi mở của ông. Ông hiểu nhu cầu tình cảm của từng thành viên trong nhóm của mình. Ông không bao giờ để quá khứ oán giận ảnh hưởng mình. Ông kiểm soát cơn giận của mình và thiết lập một tiêu chuẩn tôn trọng lẫn nhau và tiêu chuẩn về nhân phẩm. Ông duy trì quan điểm khi đối mặt với cả lời khen lẫn tiếng chê bai, và luôn tìm ra cách để đương đầu với áp lực, duy trì sự cân bằng và bổ sung năng lượng.

Theodore: Mặc dù Roosevelt và McKinley đi trên cùng một con đường, họ có nhiều quan điểm chính trị khác nhau. Khi Roosevelt tuyên thệ để nhậm chức, rõ ràng ông là một nhà lãnh đạo mới, một người nhìn những khó khăn của đất nước theo một cách rất khác so với người tiền nhiệm. Phong cách lãnh đạo của ông cũng khác. Cách ông xử lý cuộc đình công than lớn năm 1902 thể hiện khả năng quản lý khủng hoảng tuyệt vời của ông. Theodore tính hết về mức độ rủi ro có thể xay ra. Ông thu thập những thông tin để có một sự hiểu biết chắc chắn về các sự kiện, nguyên nhân và điều kiện của tình huống. Ông vẫn không đưa ra cam kết trong giai đoạn đầu. Ông nhìn vào quá khứ để đưa ra góc nhìn và sẵn sàng vật lộn với những tình huống đột ngột có thể đe dọa các kế hoạch. Ông luôn hiện diện trước công chúng và thu được nhiều sự hỗ trợ từ cả những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng. Ông tập hợp một đội quản lý khủng hoảng, đóng khung vấn đề và giữ bình tĩnh. Ông đã ghi lại các thủ tục từng bước trong quá trình, và chuẩn bị nhiều chiến lược. Và cuối cùng, ông đã để lại một bài học kinh nghiệm lớn cho tương lai.

Franklin: Roosevelt bước vào văn phòng Tổng Thống trong giai đoạn cuối của cuộc Đại suy thoái. Tuy nhiên, ông đã sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để “truyền máu” cho quốc gia. Một trăm ngày đầu tiên của ông đã tạo ra một bước ngoặt sẽ thay đổi mãi mãi mối quan hệ giữa chính phủ và người dân. Đầu tiên, ông vạch một ranh giới rõ nét ngay lập tức giữa những gì đã xảy ra và những gì sắp bắt đầu. Ông khôi phục niềm tin vào tinh thần của mọi người bằng cách tạo ra một sự cân bằng phù hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và sự lạc quan. Ông nêu cao ý nghĩa của mục đích chung và định hướng chung. Ông giải thích cho mọi người những gì họ có thể mong đợi và những gì được mong đợi từ họ. Ông lãnh đạo bằng cách tự làm gương, và tạo ra một nhóm phù hợp với hành động và thay đổi. Ông đặt ra thời hạn và cam kết thực hiện đúng hạn. Ông lập ra các quy tắc rõ ràng với báo chí. Ông giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống và đưa ra những cải cách lâu dài. Ông luôn sẵn sàng thử nghiệm và thiết kế các cơ quan linh hoạt để đối phó với các vấn đề mới. Ông kích thích cạnh tranh và tranh luận. Ông khuyến khích sự sáng tạo. Ông sẵn sàng thay đổi cách làm một cách nhanh chóng khi cần thiết. Năng khiếu truyền thông của ông là một công cụ quan trọng cho sự thành công của ông trong việc phát triển một sứ mệnh chung, làm rõ các vấn đề, phát huy hành động và tạo được lòng tin của mọi người.

Lyndon: Sau vụ việc Kennedy bị ám sát là sự hỗn loạn. Lyndon Johnson biết rằng ông cần phải nắm quyền lực và đã làm như vậy không chậm trễ, không do dự. Johnson lãnh đạo bằng những ưu điểm của mình. Ông đã đơn giản hóa chương trình nghị sự thành hai mục thiết yếu: dự luật dân quyền được thiết kế để chấm dứt sự phân biệt ở miền Nam và cắt giảm thuế nhằm kích thích nền kinh tế. Ông thiết lập trật tự chiến đấu hiệu quả nhất. Ông đã thực hiện các cam kết và tôn trọng các cam kết. Ông nắm vững sức mạnh của việc kể chuyện vì ông biết rằng mọi người sẽ dễ được tác động từ những câu chuyện. Ông biết khi nào nên chấp nhận rủi ro và làm thế nào để tập hợp sự hỗ trợ xung quanh một mục tiêu chiến lược. Ông đặt cái tôi của mình sang một bên và xác định chìa khóa để thành công. Ông đặt ra một bức tranh hấp dẫn về tương lai. Ông đã cho các bên liên quan một cơ hội để định hình các biện pháp ngay từ đầu. Ông biết khi nào nên lùi lại và khi nào nên tiến về phía trước. Ông sử dụng những lời tán dương như một cách để tôn vinh quá khứ và để cung cấp động lực cho tương lai.